Giấy phép xây dựng là gì? Phân loại giấy phép xây dựng luôn là một trong những vấn đề đang được người dân quan tâm nhất trên thị trường nhất là đối với những chủ đầu tư lớn đang muốn thực hiện những dự án nghìn tỷ thì lại càng không thể bỏ qua.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về giấy phép xây dựng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Inforealty.vn để biết thêm thông tin về vấn đề này nhé!
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một tờ đơn đăng ký của chủ doanh nghiệp, đủ đầu tư, cá nhân và các bên đang muốn xây dựng nhà cửa, công trình, dự án,… lên các cơ quan chính phủ có thẩm quyền để được xét duyệt và cấp phép trước khi xây dựng.
Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Để từ đó có những phương án điều chỉnh cho phù hợp.
Phân loại giấy phép xây dựng
Phân loại giấy phép xây dựng bao gồm 3 loại chính:
– Giấy phép xây dựng mới: bao gồm có thời hạn là dành cho các công trình, nhà ở đơn lẻ và giấy phép giai đoạn là dành cho các công trình lớn, đang trong quá trình xây và chưa hoàn thiện xong.
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo: Trong trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, làm thay đổi kết cấu hoặc diện tích của công trình (chủ yếu là những dự án lớn), hoặc thay đổi mặt ngoài của công trình, gây ảnh hưởng đến môi trường và an toàn xung quanh thì cần làm giấy phép.
– Giấy phép di dời công trình: Nếu muốn rời các dự án nhà ở riêng lẻ trong khu đô thị, trung tâm cụm xã hoặc khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hoá thì cần phải xin giấy phép mới được thực hiện.
Những loại hình bất động sản nào cần giấy phép xây dựng?
Những loại hình bất động sản cần giấy phép xây dựng bao gồm những công trình theo quy định bao gồm:
– Các công trình lớn phải thi công trong thời gian dài, bao gồm nhiều giai đoạn thi công nằm trong khu đô thị và cả các khu vực như vùng sâu vùng xa.
– Các dự án nhà máy, công trình liên quan đến sản xuất, khu công nghiệp, sản xuất các mặt hàng không thiết yếu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
– Những dự án cải tạo có khả năng làm thay đổi kết cấu, kiến trúc và độ an toàn của dự án đó.
– Dự án nằm trên các tuyến đô thị lớn, có lượng người và xe cộ đi lại đông, các công trình làm thay đổi bộ mặt của đô thị thì cần xin giấy phép để đảm bảo an toàn xây dựng cho người dân xung quanh.
>> Xem thêm: NovaWorld Hồ Tràm: Đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí
Xin giấy phép xây dựng có khó không?
Xin giấy phép xây dựng công trình trong đô thị thường có rất nhiều thủ tục và đòi hỏi đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau mới có thể tiến hành cấp phép xây dựng. Thông thường sẽ là các điều kiện bao gồm dưới đây:
– Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được kiểm duyệt từ trước.
– Bảo đảm các quy định về chủ giới, các quy định về án toàn đối với những công trình xung quanh, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các ông trình quan trọng khác như giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá,…
– Đảm bảo có mật độ hợp lý, có quý đất để trồng cây xanh, nơi để xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và đô thị nói chung.
– Không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu và khoảng cách, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các dự án cấp nước sinh hoạt, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ,…
– Đảm bảo có khoảng cách hợp lý khi bố trí các kho chứa hoá chất độc hại, các công trình có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
– Phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng đường phố, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị.
– Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
Trên đây là những thông tin về giấy phép xây dựng cho những doanh nghiệp đang muốn đầu tư, cần chú ý để công việc đạt đúng tiến độ nhé!
Thanh Tong